Từ ngày 24 đến ngày 30/9/2020, Đoàn
kiểm tra đã tổ chức kiểm tra thực tế, công tác quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại đình Lộc Hưng và Địa đạo Lợi Thuận thuộc địa bàn huyện Bến Cầu và thị xã Trảng
Bàng, Kiểm tra 02 di tích nêu trên chấp hành nghiêm túc các
quy định: về công tác phối hợp
quản lý di tích tại địa phương tốt, thường xuyên kiện toàn Ban Quản lý di tích
theo quy định, không để xảy ra tình trạng xâm hại di tích, cảnh
quan môi trường sạch sẽ, không bị chặt phá cây và không có tình trạng lấn chiếm
đất di tích.
Di
tích đình Lộc Hưng, về công tác phối hợp quản lý di tích tại địa phương tốt,
thường xuyên kiện toàn Ban Quản lý di tích theo quy định, không để xảy ra tình
trạng xâm hại di tích. Hiện di tích đã được tu bổ, tôn tạo lại khang trang vào
năm 2017-2018, với tổng nguồn kinh phí vận động xã hội hóa khoảng 5,4 tỷ đồng.
Địa
đạo Lợi Thuận, đã kiện toàn Ban Quản lý di tích cấp huyện, di tích không bị xâm
hại, lấn chiếm, có hàng rào bảo vệ; cảnh quan môi trường sạch sẽ, không bị chặt
phá cây và không có tình trạng lấn chiếm đất di tích.
Tuy
nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: Đình Lộc Hưng chưa được xây dựng bảng chỉ
dẫn vào đình, bảng giới thiệu về di tích đã bị bong tróc, ban quản lý đình chưa
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Địa đạo Lợi Thuận, có một số hạng mục đang bị
xuống cấp nghiêm trọng (03 căn nhà tranh, vách đất).

Nhà tranh vách đất tại Địa đạo Lợi Thuận đang xuống cấp.
Từ những hạn
chế qua công tác kiểm tra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện việc
tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh trên địa bàn quản lý, ban hành Kế hoạch phân công cụ thể
trách nhiệm các phòng, ban và UBND các xã, phường, thị trấn, Ban quản lý di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện, thị
xã, thành phố tổ chức vệ sinh tại các khu vực di tích, tổ chức các hoạt động
vui chơi, giải trí phù hợp với loại hình di tích phục vụ khách tham quan và
người dân đến với di tích; xây dựng các chương trình giao lưu tổ chức thi tìm
hiểu về di tích; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động
sinh hoạt truyền thống, kể chuyện, giới thiệu về di tích; hướng dẫn khách tham quan di tích
thực hiện nếp sống văn minh tại di tích, giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan
thiên nhiên di tích...

Hiện trạng Bảng giới thiệu về di tích tại Đình Lộc Hưng
Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành
phố thường xuyên cử cán bộ tham gia lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực
quản lý di tích, dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho cán bộ cấp
huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trông coi di tích khi cơ quan chủ
quản cấp trên tổ chức; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong việc bảo vệ và phát
huy giá trị di tích ở địa phương, kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm làm ảnh
hưởng tới giá trị di tích; thực hiện quy trình kiểm kê di tích trên địa bàn bảo
đảm chặt chẽ, khoa học; chủ động nghiên cứu, đề nghị lập hồ sơ khoa học xếp
hạng di tích để bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành; quản lý nghiêm
hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Để tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh trong
thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản quy
phạm pháp luật về di sản văn hóa và Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND ngày
27/11/2019 về Ban hành Quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị
di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đề
nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa; mở cuộc
vận động tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân địa phương nhằm quán triệt pháp
luật về di sản văn hóa đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các hội và người dân;
quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã, phường, thị trấn trong việc bảo vệ di
tích trên địa bàn và cơ chế phối hợp quản lý giữa UBND cấp xã với tổ chức quản
lý di tích hoặc người được giao trông coi di tích; chú trọng tuần tra, canh gác
kết hợp lắp đặt thiết bị bảo vệ nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi
xâm phạm di tích.
Ngoài ra, các
địa phương cần phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện,
điều chỉnh những sai sót trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích,
tránh xảy ra sai phạm sau đó mới xử lý nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu
thành di tích, kể cả đối với những công trình, địa điểm đã được kiểm kê, nhưng
chưa được xếp hạng di tích.
Thanh tra Sở