Di tích khảo cổ học Bến Đình

Chủ nhật - 25/09/2022 21:29 660 0
Khu di tích Bến Đình tọa lạc tại ấp B, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, là một địa điểm còn lưu lại những phế tích của các công trình xây dựng đền tháp cổ. Trong quá trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu các nhà khảo cổ học đã phát hiện ít nhất 4 chân tháp cổ ở gò đất cao 5m, (trong đó trung tâm tại miễu thờ Bà).

Khu di tích Bến Đình tọa lạc tại ấp B, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, là một địa điểm còn lưu lại những phế tích của các công trình xây dựng đền tháp cổ. Trong quá trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu các nhà khảo cổ học đã phát hiện ít nhất 4 chân tháp cổ ở gò đất cao 5m, (trong đó trung tâm tại miễu thờ Bà).

Ngoài ra, cặp sông Vàm Cỏ Đông còn phát hiện các hàng cọc gỗ trai lớn, có đường kính 60cm, dài 1m, đầu nhọn được đóng sâu dưới đất, đầu bằng phía trên cách mặt đất khoảng 20cm.

Một trong những cọc gỗ được phát hiện năm 2015.

( Lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh)

Qua đánh giá ban đầu, thì đây có thể là cọc nhà sàn hoặc cầu tàu, (bến tàu), của người xưa. Chứng tỏ đây là một khu dân cư đông đúc lâu đời. Ở các chân phế tích tháp phát hiện rất nhiều gạch, ngói ống, ngói bàn, ngói trang trí, ngói hình chóp, gốm nhiều chủng loại, kiểu dáng, màu sắc... có độ nung chín tương đối cao như các loại: miệng bình, vòi bình. Tầng văn hóa dày từ 80cm đến 1,20m.

Di vật được phát hiện tại di tích Bến Đình năm 2015.

Những dữ kiện thu được ở khu di tích Bến Đình, từ các vật liệu xây dựng gạch, ngói đến các vật dụng khác: gốm, chân đèn, bệ đá vuông, nắm tay tượng ... bằng phương pháp so sánh, đối chiếu của các nhà khảo cổ học. Di tích Bến Đình, các phế tích kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo, có niên đại ở thế kỷ thứ VIII, các hiện vật gốm, ngói, vòi bình, có niên đại ở thế kỷ thứ IX-X sau công nguyên.

Di tích Bến Đình, đã được các nhà nghiên cứu khảo cổ học người Pháp phát hiện, và ghi nhận từ năm 1909, đến năm 1934 người Pháp tiếp tục phát hiện một tượng thần Siva bằng đá, tạc trong tư thế đứng, đầu đội mão, mặc áo dài, hai tay bị gãy, hai tai đeo bông tai, và một Yoni bằng đá.

Gần đây trong chương trình đề tài khoa học “ Điều tra xác định và đề xuất giải pháp, bảo tồn, phát huy các di tích khảo cổ học ở Tây Ninh”, tại di tích này cán bộ nghiên cứu khảo cổ học, thuộc Viện Phát triển vùng Nam bộ, cùng với cán bộ Bảo tàng tỉnh Tây Ninh, tiến hành đào thám sát gồm 5 hố, đã phát hiện là dấu tích con đường đắp đất cổ dẫn từ khu di tích ra đến bến sông. Qua nhận định của các nhà khảo cổ học đây là con đường đắp đất cổ dẫn từ di tích ra đến bến sông trước đây.

Ngoài các phế tích tháp cổ còn phát hiện nhiều gốm làm bằng đất sét trắng, được lọc tương đối kỹ, có độ nung kém, màu xám trắng, xương màu xám tro, xám đen, hoặc đen loại gốm này có niên đại khá sớm. Loại gốm có màu trắng xương mịn, màu xám tro, giống gốm di tích gò Bà Chanh, ở Phước Lưu, thị xã Trảng Bàng.

Trong năm 2019, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm khảo cổ học - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, thực hiện khai quật khảo cổ di tích Bến Đình đào thám sát 16 hố. Dựa vào các kết quả điều tra, nghiên cứu, thám sát, khai quật từ trước và số liệu, hiện vật thu thập được trong lần khai quật  năm 2019, đã xác định cơ bản không gian phân bố cũng như đặc điểm, tính chất, giá trị  của di tích Bến Đình. xác lập bản đồ không gian, phân bố di tích khảo cổ Bến Đình, được thực hiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở hoạch định phạm vi các không gian bảo vệ di tích,  và đề ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích Bến Đình.

Qua kết quả nghiên cứu bước đầu, có thể thấy quy mô phân bố đậm đặc nhất của khu di tích khảo cổ học Bến Đình trong khoảng 4 ha. Trên khu vực gò cao là các kiến trúc tôn giáo, rất có giá trị cho nghiên cứu khoa học, và cả việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong tương lai. Cần tiến hành các giải pháp bảo vệ trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian sắp tới, nên hướng tới một dự án khai quật hoàn thiện, và phát triển nơi đây trở thành một điểm du lịch văn hóa phục vụ cộng đồng.

Bằng những dữ liệu và thông tin phát hiện tại di tích Bến Đình cho thấy: Di tích khảo cổ học Bến Đình, là một di tích lịch sử quan trọng, vừa là cảng thị, vừa là khu vực được xây dựng nhiều đền tháp cổ, vừa là nơi cư trú của cư dân cổ xưa thuộc thời kỳ Văn hoá Óc Eo hậu Óc Eo, có niên đại ở thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ thứ XI- XII sau công nguyên. Ngoài giá trị về lịch sử kiến trúc đền tháp cổ, phương pháp chế tạo vật liệu làm gốm sứ... di tích còn giúp cho nghiên cứu về tập tục xa xưa, về một nền văn minh, của cộng đồng cư dân bản địa cổ, đã sống và tồn tại cách nay hàng chục thế kỷ tại Tây Ninh nói chung và địa phương Bến Cầu nói riêng.

Di tích Bến Đình được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh tại quyết định số 72/QĐ-CT ngày 13 tháng 6 năm 1998 của chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh./.

Hoa văn họa tiết chân tháp

Diềm ngói phát hiện tại di tích, năm 2019

Tô sành – sứ tại di tích, năm 2019

Gạch trang trí, năm 2019

 

Tác giả: Trần Sương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây