Trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, theo Nghị định mới, sẽ phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
Tại Nghị định này cũng có sửa đổi, bổ sung việc phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các hành vi: Ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép; Ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam và quan hệ đối ngoại; Thực hiện hành vi không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam sau khi đạt danh hiệu tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu;
Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, Khoản 19, 20 sửa đổi một số quy định tại Nghị định 158 về xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh tại khu vực lễ hội, di tích; vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Tại Nghị định 158 quy định xử phạt vi phạm quy định về nếp sống văn hóa, Khoản 1 nêu: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa". Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi thành: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích". Như vậy, những hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, lễ hội, di tích… trước đây khó dứt điểm bởi thiếu chế tài xử phạt thì nay đã được đưa vào khuôn khổ pháp lý. Những hành vi tùy tiện, gây phản cảm như thả, ném tiền xuống giếng, ao hồ hay xả rác bừa bãi, nói tục… ở khu vực lễ hội, di tích sẽ được điều chỉnh với những quy định mới được bổ sung tại Nghị định. Điều 16 được sửa đổi bổ sung thêm quy định xử phạt với mức phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không thành lập BTC lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích. Liên quan đến bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại các di tích, Khoản 22 Nghị định mới đã sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 23 của Nghị định 158, theo đó: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể hoặc tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể, quy định này sẽ giúp các cơ quan quản lý có hành lang pháp lý cần thiết để xử lý các sai phạm mà trước đây chưa có chế tài xử lý. Quy định cũng xử phạt 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi "Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi".
Vi phạm trong quảng cáo bị xử phạt đến 30 triệu đồng
Điểm mới tại Nghị định 28 là bổ sung thêm nhiều quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo. Điển hình như tại Điều 51 của Nghị định 158 quy định phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng thì Nghị định 28 bổ sung thêm: Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo. Về xử phạt vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử bổ sung thêm: Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi Quảng cáo trực tiếp trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới mà không thông qua tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Nhiều hành vi vi phạm bị quy định mức xử phạt lên đến 30 triệu đồng. Khoản 4 Điều 59 Nghị định 28 được bổ sung: Phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo trên các sản phẩm in là bản đồ hành chính, giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước. Nghị định đặc biệt nhấn mạnh nội dung xử phạt các vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 ngàn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội. Phạt tiền từ 2- 5 triệu đồng đối với các hành vi: Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định. Những vi phạm này được quy định buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo. Cũng tại điều này, quy định phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội. Liên quan đến điều chỉnh những nội dung quảng cáo thiếu chuẩn xác, sai sự thật, Khoản 1, Điều 67 tại Nghị định 158 đến Nghị định 28 được sửa đổi thành "Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định".
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo Về hành vi vi phạm quy định về phát hành phim, Nghị định quy định như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ; Tẩy xóa, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo nội dung phim đã được dán nhãn kiểm soát. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim khi chưa được phép phổ biến; Phát hành phim nhựa, băng đĩa phim quá phạm vi được ghi trong giấy phép phổ biến. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng đĩa phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến hoặc tiêu hủy.
Đối với hành vi vi phạm quy định về tàng trữ, phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được phép phổ biến hoặc chưa dán nhãn kiểm soát; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã có quyết định cấm phổ biến hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
1. Đối với việc vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Nghị định quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông không bảo đảm khoảng cách theo quy định; Kinh doanh karaoke, vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan nhà nước không bảo đảm khoảng cách theo quy định; Kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ người tham gia lễ hội lấn chiếm khuôn viên di tích, cản trở giao thông trong khu vực lễ hội; Kinh doanh trò chơi điện tử không đúng thời gian theo quy định; Không bảo đảm đủ ánh sáng tại vũ trường, phòng karaoke theo quy định. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành vé quá số ghế hoặc quá sức chứa tại nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, phòng karaoke theo quy định; Không bảo đảm quy định về thiết kế cửa phòng karaoke. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị báo động tại cơ sở hoạt động karaoke, vũ trường không đúng quy định.
2. Đối với hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định; Không nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao để thu hồi theo quy định. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hoạt động thể thao mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của tổ chức khác. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi cho doanh nghiệp khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi trên và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên và buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với hành vi quy định.
3. Về hành vi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông, Nghị định quy định:
* Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi treo, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, cột tín hiệu giao thông, cây xanh nơi công cộng bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng thì Nghị định 28/2017/NĐ-CP xác định rõ hơn các chủ thể bị xử lý. Đó là ngoài việc xử phạt người có hành vi như đã nêu, cá nhân, đơn vị, cơ sở có sản phẩm, dịch vụ hàng hóa quảng cáo cũng sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.
So với Nghị định 158/2013/NĐ-CP, Nghị định 28/2017/NĐ-CP đã bổ sung thêm những chế tài xử lý nhiều hành vi vi phạm mà trước đây chưa có cơ sở pháp lý làm căn cứ xử phạt và tăng thêm mức phạt. Cụ thể:
* Điều 51 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng thì Nghị định 28 xác định rõ hơn các chủ thể phải bị xử lý. Đó là ngoài việc xử phạt người có hành vi nêu trên thì các cá nhân, đơn vị có sản phẩm, dịch vụ hàng hóa quảng cáo cũng sẽ bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng.
* Điều 60 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt về việc không thông báo hoặc không thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng,
băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện mức phạt từ 1 - 2 triệu đồng không tính về số lượng nhưng Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định rõ về số lượng là "Trên mỗi bảng, mỗi băng-rôn".
* Một điểm mới nổi bật nữa là tại Điều 61 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; phạt tiền từ
5 -10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi đó.
* Nghị định 28/2017/NĐ-CP cũng quy định phạt 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông được quy định.
Liên quan đến điều chỉnh những nội dung quảng cáo thiếu chuẩn xác, sai sự thật, Khoản 1, Điều 67 tại Nghị định 158 đến Nghị định 28 được sửa đổi thành "Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định". Hành vi bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng nếu quảng cáo trên các sản phẩm in là bản đồ hành chính, giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước…
* Ngoài ra, Nghị định 28/2017/NĐ-CP cũng bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh tại khu vực lễ hội, di tích. Theo đó, việc ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ tại di tích sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng.
Theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP) thì thẩm quyền xử phạt hành vi phát tờ rơi quảng cáo, treo, dán, vẽ quảng cáo sai quy định thuộc về chủ tịch UBND các cấp, lực lượng công an nhân dân và thanh tra chuyên ngành.
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 80 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra được quy định tại Điều 81 Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân được quy định tại Điều 82 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
* Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và Thanh tra được quy định tại Điều 83 Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xử lý vi phạm hành chính, cũng như công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch và quảng cáo.
Bên cạnh đó, để góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, quảng cáo tạo cơ sở đầy đủ để làm căn cứ thực hiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, đảm bảo sự bình đẳng, quyền và nghĩa vụ cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, quảng cáo. Qua đó, nhằm răn đe những trường hợp cố tình sai phạm thì tại Nghị định này đã được quy định rõ hơn, cụ thể hơn.
Nghị định 28/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực, trong đó có hoạt động quảng cáo. Đây là mảng nội dung hàm chứa nhiều yếu tố phức tạp, thường xuyên có những diễn biến phát sinh, thay đổi. Nghị định đã bổ sung thêm những chế tài xử lý nhiều hành vi vi phạm mà trước đây chưa có cơ sở pháp lý làm căn cứ xử phạt. Đây là điều kiện rất thuận lợi nhằm siết chặt và tiếp tục đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hơn trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Để các quy định của Nghị định này đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân những nội dung trong nghị định. Đồng thời cần giải thích để các chủ thể biết, hiểu rõ nội dung của Nghị định và không thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm.
Riêng UBND các cấp tăng cường chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời tình trạng phát tờ rơi, dán, đặt quảng cáo sai quy định, đặc biệt tại các điểm giao thông quan trọng vào các giờ cao điểm.
Khi phát hiện sai phạm thì phải cương quyết xử phạt, không bao che, cho những vi phạm. Nếu phát hiện trường hợp nào tái phạm sẽ đề xuất xử lý ở mức nặng nhất; cần thiết sẽ cưỡng chế, buộc trả lại những nơi đã đặt, dán quảng cáo về hiện trạng ban đầu./.
THANH TRA
Ý kiến bạn đọc