THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ (CÔNG NGHỆ AR - VR 360) ĐỐI VỚI DI TÍCH THÁP BÌNH THẠNH

Thứ hai - 12/08/2024 10:16 93 0
Thực hiện Công văn số 1759/SVHTTDL-QLDL, ngày 04/7/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh về việc thống nhất phối hợp thực hiện chuyển đổi số thí điểm di tích Tháp Bình Thạnh. Sáng ngày 12/07/2024, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với Công ty Cổ phần NOTE AR thực hiện các thao tác kỹ thuật thực địa nhằm ứng công nghệ AR- VR 360 cho khu Di tích tháp Bình Thạnh (di tích lịch sử cấp quốc gia).

Đây là hoạt động chuyển đổi số nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Thạnh nói riêng và các di tích, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung.

Ứng dụng công nghệ AR - VR 360 trong việc quảng bá, giới thiệu di tích công nghệ AR (Augmented Reality- thực tế tăng cường) và VR (Virtual Reality- thực tế ảo) 360 là hai xu hướng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, kết hợp với công nghệ quay 360 độ, chúng tạo nên một trải nghiệm tương tác đa giác quan đầy sức hấp dẫn.

Sử dụng công nghệ AR-VR 360, người dùng có thể tham quan trực tuyến “ảo” các địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Điểm hấp dẫn của công nghệ là người dùng có thể khám phá “360 độ” các địa điểm, như chính mình đi dạo trong các khu vườn, tham quan các di tích lịch sử và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên một cách tương tác, thay vì chỉ xem ảnh tĩnh như khi truy cập vào các trang web, ứng dụng không có sử dụng công nghệ này.

Từ những tính năng nổi bật trên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã giao Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Tây Ninh phối hợp với Công ty Cổ phần NOTE AR thực hiện ứng dụng công nghệ AR - VR 360 như là một trong những hình thức chuyển đổi số quan trọng cho khu Di tích tháp Bình Thạnh.

Ứng dụng công nghệ AR - VR 360 cho phép du khách khám phá Tháp Bình Thạnh một cách chân thực dù không có mặt tại địa điểm thực tế, giúp du khách hiểu thêm thông tin chi tiết về di tích như: lịch sử, kiến trúc,..tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Du khách có thể khám phá di tích Tháp Bình Thạnh trước khi đến thực tế, giúp họ có cái nhìn tổng quan, thu hút sự quan tâm và hứng thú trong việc tham quan di tích. Từ đó có thể đưa di tích Tháp Bình Thạnh đến với số lượng lớn khách tham quan một cách tiện lợi và trực quan.

Mặt khác, việc số hóa bằng công nghệ AR tại Tháp Bình Thạnh cũng cung cấp một công cụ mạnh mẽ để giúp bảo tồn và tu sửa di tích: Lưu trữ mô hình 3D của di tích trong không gian thực tế, các thông tin về kỹ thuật, vật liệu… để có cái nhìn trực quan về cấu trúc và hình dạng của di tích giúp thực hiện các công việc tu sửa một cách chính xác và hiệu quả.

Sau khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho phép số hóa bằng công nghệ AR tại Tháp Bình Thạnh, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người dân, du khách có thể tham quan, khám phá và tìm hiểu di tích cũng trở nên dễ dàng, thú vị hơn.

Công tác số hóa di tích Tháp Bình Thạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Luật Di sản văn hoá và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá cùng Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc Ban hành Chương trình chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

 

454453036 806975921592547 1513356108080410594 n

454775407 806976071592532 3914601763848051529 n

 

Tác giả: TTTTXTDL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây