ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA TRONG PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thứ sáu - 09/07/2021 23:00 158 0

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA TRONG PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Nhằm thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025; kịp thời biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (sau đây viết tắt là “TDĐKDĐSVH”), góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng tạo sự lan tỏa trong toàn đơn vị, đia phương. Ngày 17/6/2021, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch số 1964/KH-UBND về đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “TDĐKDĐSVH” giai đoạn 2021-2025, trong đó gồm các nội dung chủ yếu sau:

* Về chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025:

- 100% Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện hoạt động có hiệu quả; 100% các xã và ấp được đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn theo quy định và đi vào hoạt động đúng thực chất, đạt hiệu quả trở lên; đạt 01 bản sách/người đối với thư viện công cộng.

- 100% di tích lịch sử, văn hóa được Nhà nước đầu tư bảo tồn.

- Tập trung nâng cao chất lượng các danh hiệu gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, trong đó phấn đấu: 70% trở lên số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá; 70% trở lên số ấp, khu phố đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hoá; 70% trở lên số xã đạt danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới; 90% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.

* Các nội dung cơ bản trong Phong trào thi đua:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của toàn xã hội đối với công tác Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

2. Thi đua thực hiện có hiệu quả Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kế hoạch số 912/KH-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 4452/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án "Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030".

3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động Phong trào "TDĐKDĐSVH"; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong hoạt động quản lý đối với từng đối tượng, lĩnh vực và đặc điểm ở từng địa phương.

4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể là Thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và công tác gia đình các cấp, theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình lồng ghép triển khai, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng Phong trào "TDĐKDĐSVH". Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện phong trào, đặc biệt là 10 cuộc vận động do các cơ quan, đơn vị phụ trách; kịp thời phát hiện, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt; đồng thời chấn chỉnh, khắc phục những mặt hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Phong trào.

5. Bảo đảm nguồn lực thực hiện Phong trào "TDĐKDĐSVH"

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Phong trào có trình độ, năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương; quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các trang thiết bị được đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động Phong trào "TDĐKDĐSVH.

- Xây dựng, duy trì hoạt động và phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, tự phòng ở cộng đồng dân cư; phát huy vai trò của cá nhân tiêu biểu, chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vận động Nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản lý và tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn xã, phường, thị trấn cho Tổ trưởng tổ dân cư tự quản, Trưởng Ban Công tác Mặt trận ở các ấp, khu phố.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực để thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, duy trì hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của người dân.

- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/9/2014  giữa Bộ Tài Chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào "TDĐKDĐSVH".

- Thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng; trong đó quan tâm kinh phí khen thưởng đối với các danh hiệu văn hóa được quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa".

Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển; đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới; tạo nền tảng vững chắc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây