Có 05 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm được đặt ra trong Đề án, gồm có: Mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mô hình mua sắm, giải trí đêm; Mô hình tham quan du lịch đêm; và Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.
Để thực hiện thành công mục tiêu của đề án, các giải pháp chung được đặt ra như: quy hoạch và quản lý đô thị, cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý dịch vụ, nguồn nhân lực, đầu tư, định hướng thị trường và xúc tiến quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó đáng chú ý là xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý đồng bộ, hiệu quả hoạt động du lịch đêm và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thanh toán trực tuyến, sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ tại các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.
Bên cạnh đó là các giải pháp cụ thể liên quan đến phát triển sản phẩm, dịch vụ, tổ chức các chương trình tham quan trải nghiệm, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, thiết lập đường dây nóng hỗ trợ du khách, tăng cường thanh tra, kiểm tra về chất lượng, xuất xứ hàng hóa, niêm yết giá công khai…
Tại Quyết định, Ủy ban nhân dân các địa phương được giao nhiệm vụ phối hợp triển khai Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, căn cứ thực tiễn hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án phát triển sản phẩm du lịch đêm, đề xuất chính sách sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Tác giả: Mỹ Phương
Ý kiến bạn đọc