Tây Ninh triển khai thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030

Thứ bảy - 01/04/2023 13:37 253 0
Ngày 27 tháng 3 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 743/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” (căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

           Nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới được học tập thường xuyên; từ đó, khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời của Nhân dân, xây dựng xã hội học tập bằng các nội dung và hình thức thích hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Mục tiêu chung của Quyết định gồm: tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá. Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo điều kiện để người dân có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống tri thức mở, linh hoạt với nhiều mô hình, từ đó hình thành thói quen, phát triển năng lực tự học tập, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập của địa phương

Đồng thời đề ra các chỉ tiêu thực hiện đối với thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030 như sau:

Nội dung

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Đối với hệ thống thư viện

- Về cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện: Thư viện tỉnh, 70% thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện, 40% phòng đọc sách thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 70% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác.

 

- Về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện: Thư viện tỉnh, 60% thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện, 20% phòng đọc sách thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 80% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác.

- Số lượt người sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết tăng bình quân 10% mỗi năm

- Về cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện: Thư viện tỉnh, 90% thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện, 60% phòng đọc sách thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp xã, 100% thư viện lực lượng vũ trang, 90% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện: Thư viện tỉnh, 70% thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện, 30% phòng đọc sách thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, 100% thư viện lực lượng vũ trang, 80% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác.

- Số lượt người sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm.

Đối với Bảo tàng tỉnh

- Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật cho mọi người dân, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên gắn với khung kiến thức, kỹ năng sống phù hợp và ứng dụng giới thiệu trưng bày các chuyên đề trên không gian số

 - Số lượt khách tham quan chọn bảo tàng để nghiên cứu, học tập tăng bình quân 10% mỗi năm.

 

 

 

 

Số lượt khách tham quan chọn bảo tàng để nghiên cứu, học tập tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm

Đối với hệ thống trung tâm văn hóa các cấp

- Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tổ chức, hỗ trợ nhu cầu hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với từng nhóm lứa tuổi, sở thích.

- 80% Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện tổ chức, hỗ trợ nhu cầu hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với từng nhóm lứa tuổi, sở thích.

- 70% Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà văn hóa ấp, liên ấp có lớp năng khiếu, câu lạc bộ, nhóm sở thích, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút người dân đến tham gia sinh hoạt phục vụ việc đẩy mạnh học tập suốt đời.

- 100% Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện tổ chức, hỗ trợ nhu cầu hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với từng nhóm lứa tuổi, sở thích.

 

 

 

- 100% Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà văn hóa ấp, liên ấp có lớp năng khiếu, câu lạc bộ, nhóm sở thích, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút người dân đến tham gia sinh hoạt phục vụ việc đẩy mạnh học tập suốt đời.

Song song đó, để đạt được các nội dung đề ra của Quyết định cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau

Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, đa dạng hóa hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và của người dân; tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị được học tập suốt đời và tham gia các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; Tuyên truyền, tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập suốt đời gắn với Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam - 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới - 23/4, Ngày Quốc tế bảo tàng - 18/5, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam - 23/11 và các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương; Tổ chức chiến dịch truyền thông, phát động phong trào, cuộc vận động thúc đẩy hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa và gắn kết chặt chẽ với các phong trào xây dựng mô hình công dân học tập, cuộc vận động xây dựng xã hội học tập; Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình, nhân rộng mô hình tốt, các cách làm hay, sáng tạo trong hoạt động phục vụ học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa.

Thứ hai, củng cố cơ sở hạ tầng, mạng lưới thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, hiện đại hóa phương thức tổ chức các hoạt động, dịch vụ phục vụ học tập suốt đời phù hợp với đối tượng ở địa phương: Kiện toàn, củng cố mạng lưới, xây dựng và thực hiện cơ chế, chương trình phối hợp, liên kết giữa thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa với nhau và với các tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục, hội khuyến học các cấp, Liên đoàn Lao động các cấp, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn… tổ chức hiệu quả hoạt động phục vụ người dân học tập suốt đời, thu hút sự tham gia của cộng đồng; Xây dựng chương trình phát triển hệ thống học liệu mở phục vụ học tập suốt đời của người dân trong các thiết chế văn hóa; Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là chuyển đổi số, tăng cường bổ sung nguồn lực thông tin để nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện; chú trọng phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, thư viện kết hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện cộng đồng phục vụ người dân tại cơ sở…

Thứ ba, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện năng lực cung ứng các sản phẩm và dịch vụ phục vụ học tập suốt đời trong bối cảnh chuyển đổi số; Nâng cao ý thức về việc tự học, học tập thường xuyên của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động làm việc trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; Biên soạn, in ấn các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động phục vụ học tập suốt đời; Huy động nhân lực của cộng đồng tham gia tổ chức và triển khai các hoạt động học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; Đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học, tủ sách pháp luật; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và các loại hình tủ sách khác.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đổi mới và phát triển các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa: Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về tổ chức các hoạt động học tập ngoài nhà trường, về truyền thông và vận động cộng đồng, về đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tích cực phối hợp tổ chức hoặc tham gia các sự kiện quốc tế liên quan đến xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; Huy động các nguồn tài chính hợp pháp và tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài để triển khai Chương trình.

Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động phục vụ học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa: Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạng lưới thiết chế văn hóa ngoài công lập; tôn vinh các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ xây dựng các chương trình giáo dục trong thiết chế văn hóa; Đẩy mạnh việc vận động, quyên góp, huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân; tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt đội ngũ trí thức vào tổ chức hoạt động phục vụ người dân học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa.

Để đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra của Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự chung tay góp sức của mọi người dân qua đó góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tác giả: Thúy Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây