Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 60/QĐ-UBND, ngày 13/01/2010 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2015; 01 năm triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, trong đó nổi bật là công tác truyền thông chuyển đổi hành vi, nâng cao nhận thức về PCBLGĐ cho cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân. Thể hiện qua việc duy trì, triển khai nhân rộng mô hình PCBLGĐ, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam trong thời gian qua có sự kết hợp một cách đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, UBND các cấp đưa nội dung công tác gia đình, PCBLGĐ vào chương trình, kế hoạch hàng năm của UBND; trong đó chú trọng đến chỉ tiêu giảm tình trạng bạo lực gia đình đạt từ 10 - 15% hàng năm, quan tâm trong việc thành lập đội ngũ Cộng tác viên làm công tác thu thập xử lý thông tin và phòng, chống bạo lực gia đình ở các ấp, khu phố từ tháng 5/2013 và Tây Ninh là tỉnh đầu tiên có đội ngũ CTV này.
Các tập thể nhận BK của CT.UBND tỉnh trong Hội nghị tổng kết
Quyết định 60/QĐ-UBND Kế hoạch hành động PCBLGĐ giai đoạn 2010-2015
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện bình đẳng giới, trong đó chú trọng đến việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; công tác tuyên truyền, giáo dục về cách ứng xử trong gia đình, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư một trong những nhân tố tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả mô hình PCBLGĐ góp phần giảm tình trạng BLGĐ trên địa bàn dân cư, chất lượng gia đình văn hóa, ấp (khu phố) văn hóa ngày càng được nâng lên, trật tự an toàn xã hội được ổn định ….
Các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2015 được thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể, có trên 80% hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình; trên 80% nam, nữ thanh niên ở độ tuổi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về hôn nhân và gia đình; 80% hộ gia đình trở lên được tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; mỗi năm có thêm 10% người thực hiện hành vi BLGĐ được tham gia các hoạt động tư vấn và giáo dục; 100% người có hành vi BLGĐ được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật...
Hiện có 90/95 xã, phường, thị trấn triển khai mô hình PCBLGĐ đạt 94,73% (so với chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2010-2012 trên 30% ; giai đoạn 2013 - 2015 từ 50% - đến 80%. Thông qua hoạt động Mô hình PCBLGĐ đã phát huy tác dụng thiết thực, giúp cho người dân nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình; trong đó việc thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng được phổ biến rộng rãi để người dân biết và gọi báo tin hoặc nhờ can thiệp, hỗ trợ của chính quyền đối với hành vi BLGĐ một cách kịp thời, tránh được hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, quá trình triển khai Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2015 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Một số địa phương chưa thực sự quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác gia đình, PCBLGĐ; nguồn kinh phí bố trí cho công tác gia đình cấp huyện, thành phố ở mức thấp không tương xứng với khối lượng công việc được giao; công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ở một số địa phương chưa thường xuyên, nội dung hình thức chưa phong phú; chưa phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cộng tác viên gia đình ...
Về giải pháp khắc phục những tồn tại trên để trong thời gia tới tiếp tục triển khai Chương trình hành động quốc gia PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 đã đưa ra một số giải pháp như sau: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác gia đình nói chung, PCBLGĐ nói riêng; đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, liên tục, đa dạng hình thức truyền thông qua đó phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; phê phán, ngăn chặn những hành vi BLGĐ; duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các mô hình hiện có ở địa phương; phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cộng tác viên làm công tác thu thập xử lý thông tin và phòng, chống bạo lực gia đình ở các ấp, khu phố; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện về công tác gia đình, PCBLGĐ; chỉ đạo việc xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định pháp luật....
Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua và thực hiện có hiệu quả các giải pháp khắc phục tồn tại với tinh thần quyết tâm tập trung thực hiện nhiệm vụ đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong chương trình hành động quốc gia PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
Cẩm Nhung - Phòng XDNSVHGĐ
Ý kiến bạn đọc