Kết quả Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam: Góp phần xây dựng gi đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc

Thứ ba - 16/03/2021 00:00 1.382 0

Kết quả Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam: Góp phần xây dựng gi đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29.5.2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã xây dựng, ban hành kế hoạch, triển khai Chiến lược, các văn bản chỉ đạo công tác gia đình phù hợp với tình hình địa phương. Qua đó đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó có những việc làm thiết thực, cụ thể để tuyên truyền, giáo dục đến gia đình, nhất là các thành viên trẻ trong gia đình, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng xã hội văn minh, cộng đồng hòa thuận, ấp khu phố bình yên, gia đình hạnh phúc, thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược phát triển gia đình trên địa bàn tỉnh xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Công tác phối hợp tuyên truyền, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, tuyên truyền hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20.3), Ngày Gia đình Việt Nam (28.6), Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25.11)... được các cấp, các ngành được tập trung đẩy mạnh, tổ chức thông qua hình thức các Lễ ra quân, phát động, cuộc thi viết, thi sáng tác, thi tuyên truyền viên giỏi, nói chuyện chuyên đề...Nguồn nhân lực thực hiện công tác gia đình cũng được ngành chức năng quan tâm bằng việc thành lập đội ngũ cộng tác viên làm công tác thu thập, xử lý thông tin về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình ở các ấp, khu phố (gọi tắt là cộng tác viên gia đình); hằng năm bố trí kinh phí kịp thời thực hiện các hoạt động triển khai công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.

Ban Chỉ đạo công tác gia đình được thành lập ở 3 cấp nhằm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình; chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thực hiện công tác gia đình trên địa bàn tỉnh; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác gia đình đã tham mưu ban hành. Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công Hội thảo "Thực trạng - Giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn trong gia đình" năm 2018; các Hội nghị Tổng kết, sơ kết về công tác gia đình, trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, giấy khen của Giám đốc Sở VHTT&DL cho 190 tập thể và 325 cá nhân.

1.jpg

Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen UBND tỉnh cho các Gia đình văn hóa

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương có lúc, có nơi chưa đồng bộ. Bộ máy tổ chức và nhân sự làm công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình ở các cấp quá ít. Một bộ phận Nhân dân chưa ý thức cao về vai trò, trách nhiệm của mình trong chăm sóc và bảo vệ gia đình, coi trọng vấn đề kinh tế đã có phần xao lãng tình cảm gia đình, thiếu sự gắn bó nhau trong cuộc sống gia đình, xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục các thành viên trong gia đình, nhất là thanh, thiếu niên. Tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra, người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bị bạo lực gia đình có mối quan hệ gần gũi, thân thích nên thường che giấu, không tố giác hoặc có yêu cầu không xử lý hoặc yêu cầu xử lý nhẹ đối với hành vi của người gây bạo lực gia đình. Đa số nạn nhân bị bạo lực gia đình là phụ nữ, trẻ em sống phụ thuộc nên không có khả năng kháng cự hoặc tâm lý lo sợ không dám tố cáo hành vi bạo lực gia đình với các cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết, hỗ trợ kịp thời.

sinh hoạt câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững.jpg

Chiến sĩ Sư đoàn 5 biểu diễn tiết mục văn nghệ tại buổi sinh hoạt chuyên đề giáo dục đời sống gia đình

Tòa án nhân dân tỉnh khi xét xử các vụ án liên qua đến hôn nhân gia đình gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân đương sự khi nộp đơn đến Tòa án, đa số đều không cung cấp chứng cứ chứng minh cho việc xin ly hôn vì bạo lực gia đình mà còn nói chung chung. Nhiều nạn nhân còn e ngại không mạnh dạn trình báo cơ quan chính quyền để được bảo vệ và kịp thời xử lý hành vi sai trái đối với người gây ra bạo lực gia đình. Các đương sự có hành vi bạo lực gia đình thường chống đối, không hợp tác với Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, thậm chí, có những vụ án Tòa án phải xét xử vắng mặt các đương sự này theo quy định của pháp luật.

Trước những tồn tại trong thời gian qua, để tiếp tục xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về  "Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 9/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện công tác gia đình. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên công tác gia đình. Tiếp tục duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các mô hình hiện có ở địa phương trong đó chú trọng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình… Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh, kịp thời, có giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả các điểm nóng về bạo lực gia đình khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình./.

Thúy Quỳnh

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây