Trung tâm Văn hóa Tây Ninh: Kết quả 05 năm khai Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thứ hai - 09/12/2013 22:05 117 0

Trung tâm Văn hóa Tây Ninh: Kết quả 05 năm khai Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn như Chăm, Hoa, S’tiêng, Mường, Tày, Thái, Nùng, Dao, H’mông, Êđê, Xơđăng…, ngoài dân tộc Kinh còn có 4 dân tộc thiểu số đông người nhất là: Dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, S’tiêng và người Tà Mun. Ngoài ra còn một số dân tộc thiểu số khác có số lượng người rất ít. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống rải rác ở 9 huyện - thị, đông nhất là huyện Tân Châu, Châu thành, Dương Minh Châu và Tân Biên.

Với đặc điểm tình hình trên, Trung tâm Văn hóa Tây Ninh luôn xác định văn hóa Tây Ninh là một nền văn hóa đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có phong cách và bản sắc riêng trên cơ sở phong tục và lối sống của mình nhằm bảo tồn và phát huy theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nhằm xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc ở Tây Ninh.

 

Trong 05 năm qua, thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/04; Kế Hoạch của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Tây Ninh về việc tổ chức thực hiện Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Tây Ninh luôn chú trọng đặc biệt đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, liên hoan hội thi, hội diễn…, tạo nên những nét khởi sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc trên toàn địa bàn tỉnh.

Thực hiện và phát hành cho hệ thống cơ sở: 8.356 đĩa CD, 397 băng Cassete cho xe loa cổ động, 455 mẫu phác thảo pa nô, 27.850 tài liệu bướm, 12.690 tranh cổ động, 25.000 tờ tin ảnh thời sự…, nhằm tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà Nước, các thành tựu kinh tế xã hội của đất nước, địa phương; tuyên truyền giáo dục pháp luật, tuyên truyền mục tiêu “4 giảm”, tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa (Gia đình Văn hóa, Ấp, Khu phố văn hóa, Điểm sáng văn hóa biên giới…) đến với đông đảo nhân dân vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các vùng dân cư có dân tộc thiểu số sinh sống.

Tổ chức 04 đêm văn nghệ quần chúng qui mô lớn với sự tham gia của các  đội NTQC Kinh, Chăm, Khơme, Hoa…, chào mừng “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4” tại tiền sảnh Trung Tâm Văn hóa tỉnh (từ năm 2008 đến nay) thu hút hơn 2.000 lượt người xem. Trong tất cả các cuộc Liên hoan, Hội thi-Hội diễn do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức (từ năm 2008 đến nay như): Liên hoan NTQC, Hội diễn Công nông binh, Liên hoan Đồng ca-Hợp xướng, Hội diễn VNQC các Khu dân cư-ấp văn hóa … đơn vị đều khuyến khích các địa phương có người dân tộc đưa các tiết mục ca múa dân gian, hòa tấu nhạc cụ tham gia hoặc như những ngày lễ hội thiếu nhi như “Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6”, “Tết Trung thu”… Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tổ chức cho các cháu thiếu nhi người dân tộc nhận quà tặng và tham gia các sinh hoạt văn hóa văn nghệ đặc biệt tại Trung tâm. Ngoài ra hàng năm Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh tổ chức từ 3 đến 5 đợt biểu diễn phục vụ tại các địa bàn có người dân tộc sinh sống như Bàu Ếch-Hòa Thành, Thạnh Tân-Thị xã, Kà Ốt-Tân Châu, Hòa Thạnh-Châu Thành… Trong 5 năm từ 2008-2013 Đội đã phục vụ hơn 250 buổi tại các vùng dồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Quyết định 170/CP về chế độ dành cho các đối tượng hưởng thụ văn hóa. Trên cơ sở 8 khu sinh hoạt văn hóa dân tộc, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã chỉ đạo các Trung tâm Văn hóa huyện, thị tập trung ưu tiên hỗ trợ, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tại Nhà Văn hóa dân tộc ở địa phương (coi đó là một chỉ tiêu xét thi đua cuối năm trong hệ thống Trung tâm Văn hóa).

 

Tiết mục của Đội văn nghệ quần chúng người dân tộc Chăm - Tây Ninh
tham gia liên hoan dân ca do đài truyền hình Việt Nam tổ chức

 Với ý thức xây dựng niềm tự hào bản sắc văn hóa dân tộc cho các dân tộc ít người trong tỉnh, Trung tâm Văn hóa Tây Ninh luôn tạo mọi điều kiện để các tiết mục độc đáo, các nghệ nhân tiêu biểu của dân tộc ít người có dịp tham gia giao lưu văn hóa vùng miền, biểu diễn tại các cuộc Liên hoan- Hội diễn- Hội thi khu vực và toàn quốc. Cụ thể: Liên tục từ năm 2008 đến năm 2013, Trung tâm Văn hóa Tây Ninh đã đưa các đoàn nghệ thuật quần chúng Khmer, Chăm, Hoa…, tham dự “Những ngày văn hóa Khmer Nam Bộ” tại Các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Hà Nội…, tham gia “Ngày Hội Văn hóa các dân tộc khu vực Miền Đông Nam Bộ, “Trình diễn trang phục cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, “Ngày hội Văn hóa-Thể Thao và Du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm năm 2012 tại Ninh Thuận, “Những ngày văn hóa Chăm”  tại Hà Nội, “Ngày hội văn hoá người Hoa” tại TP.Hồ Chí Minh…, nhiều tiết mục độc đáo như Trống Saydăm, Trống SaCôChây, các tiết mục dân ca, dân vũ dân tộc…, đã để lại những ấn tượng đặc biệt trong lòng người xem trong và ngoài tỉnh.

 

 

            Trịnh Duy

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây