Có một nghệ nhân chưa kịp nhận danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” đã ra đi mãi mãi

Thứ ba - 05/01/2016 21:05 75 0

Có một nghệ nhân chưa kịp nhận danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” đã ra đi mãi mãi

Vừa qua (29/12/2015) tại hội trường Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (SVHTT&DL) UBND tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” cho nghệ nhân Tây Ninh lần đầu tiên được vinh dự.

Theo Quyết định số 2533/QĐ-CTN ngày 13/11/2015 của Chủ tịch nước – nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phong tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” cho 600 nghệ nhân cả nước trong đó Tây Ninh có 6 nghệ nhân được vinh dự đón nhận danh hiệu này là: ông Nguyễn Thế Long - nghệ nhân loại hình Tri thức dân gian, các ông Đỗ Văn Trượng (Đỗ Thanh Hiền), Ông Huỳnh Hữu Trí, Hà Văn Hồng (Hai Cắt), Trần Văn Xén và bà Nguyễn Thị Ngọc Yến là các nghệ nhân loại hình Trình diễn dân gian.

 

Trong niềm vui vô hạn của ngày lễ tôn vinh, nghệ nhân Nguyễn Thị Ngọc Yến “đã ra đi” mãi mãi, chưa kịp nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” của Chủ tịch nước; con gái của chị Yến là Cao Thị Hồng Nhi phải nhận bằng thay mẹ trong ngày lễ trao tặng.

 

“Nghệ nhân ưu tú” Nguyễn Thị Ngọc Yến sinh năm 1964, có chồng là có chồng là Cao Văn Biển – dân tộc Khmer ngụ tại ấp Bàu Ếch, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành; được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” loại hình văn hóa phi vật thể nghệ thuật Trình diễn dân gian – múa dân tộc Khmer; hiện đang nắm giữ các điệu múa của dân tộc Khmer như: Múa Rom Vong, Múa Lăm Leo, Múa Saravan, Múa Ram Cbach …

 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Ngọc Yến đã có thâm niên trong nghề hơn 26 năm truyền dạy hát – múa dân gian và nhạc dân tộc Khmer; từ một nghệ nhân dân gian người Campuchia ở Trà Vinh, năm 1989 về định cư ở Tây Ninh và tham gia vào Ban nhạc lễ Tần Nhơn thuộc Hội thánh Cao Đài Tây Ninh, bà đã xây dựng các nhóm ca múa và sử dung nhạc cụ dân tộc Khmer trong đạo Cao đài; chủ yếu phục vụ các ngày lễ, vía quan trọng của Tòa Thánh Tây Ninh và phục vụ các họ đạo địa phương trong và ngoài tỉnh.

 

Để phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian hát – múa dân tộc Khmer ở Tây Ninh, từ nhiều năm qua bà đã truyền dạy hàng trăm “môn sinh” hát múa Rom Vong nhịp 2/4; điệu múa Saravan nhịp 3/4 và điệu múa Ram Cbach nhịp 6/8 ở xã Trường Tây và huyện Hòa Thành; đồng thời truyền dạy việc sử dụng nhạc ngủ âm Khmer góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống tinh thần và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người Khmer ở Tây Ninh.

 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Ngọc Yến cũng là người thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ dân tộc Khmer của ngành VHTT&DL Tây Ninh tổ chức nhằm phục vụ chính trị của tỉnh nhà. Đặc biệt các cuộc liên hoan văn hóa nghệ thuật “Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch đồng bào các dân tộc Khmer ở Nam bộ” đạt 3 huy chương vàng các năm 2003, 2008 và 2012. Với việc nắm giữ và truyền dạy các điệu múa và nhạc cụ dân tộc Khmer của các nghệ nhân Nguyễn Thị Ngọc Yến các loại hình văn hóa phi vật thể về nghệ thuật Trình diễn dân gian của dân tộc Khmer ở Tây Ninh luôn được bảo tồn và phát huy giá trị góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

 

“Nghệ nhân ưu tú” Nguyễn Thị Ngọc Yến “đột ngột” ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bạn bè, đồng nghiệp và gia đình; là sự mất mát không nhỏ của ngành VHTT&DL tỉnh nhà và của địa phương người Khmer ở Bàu Ếch xã Trường Tây, Hòa Thành. Xin tiễn biệt một “Nghệ nhân ưu tú” tài năng của Tây Ninh.

Võ Hoà Minh

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây